Cách xóa nợ xấu ngân hàng cần phải biết
Có không ít trường hợp khách hàng cần vay tiền nhưng lại không được công ty tài chính hay ngân hàng duyệt vay vì dính nợ xấu. Cần biết rằng trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn bên cho vay sẽ tiến hành kiểm tra lịch sử nợ xấu của khách thông qua hệ thống tín dụng CIC, nếu người vay bị xếp vào các nhóm nợ xấu thì khả năng cao là bị từ chối cho vay. Vì thế việc xóa nợ xấu là cần phải làm để có thể dễ dàng vay tiền khi có nhu cầu tài chính cấp bách.
Cách xóa nợ xấu ngân hàng trên hệ thống CIC
CIC là trung tâm thông tin tín dụng, trực thuộc quản lý của ngân hàng nhà nước. Hệ thống này sẽ hiển thị đánh giá lịch sử tín dụng cá nhân, doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng. Thông tin trong hệ thống là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xét cấp tín dụng của các ngân hàng.
Mọi lịch sử vay vốn tại các ngân hàng của mỗi khách hàng sẽ được lưu lại toàn bộ trong hệ thống. Hệ thống CIC giúp các ngân hàng có thể quản lý được khả năng, độ uy tín của đối tượng có nhu cầu được vay cũng như tình hình giải ngân, hạn chế nợ xấu nhất. Thông tin các khoản vay của từng khách hàng đã từng đi vay sẽ được hệ thống CIC chia thành 5 nhóm:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ - Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Chúng ta đều biết rằng các khoản vay không thể xóa ngay lập tức mà tùy thuộc vào nhiều yếu tố liên quan. Để cải thiện tình trạng nợ xấu khách hàng cần thực hiện ngay các biện pháp cụ thể như sau:
Đối với các khoản vay dưới 10 triệu đồng:
Với khoản vay này khách hàng cần thực hiện thanh toán ngay lập tức vì theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì từ ngày 01/12/2014 Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay có dư nợ quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán. Do vậy với khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng sẽ không còn lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình nữa.
Đối với các khoản vay trên 10 triệu đồng:
Khách hàng cũng cần phải thu xếp tài chính để thanh toán khoản vay bao gồm cả gốc lẫn lãi để tránh phát sinh lãi suất quá hạn. Sau khi đã thanh toán khoản vay hãy chủ động thông báo với cán bộ tín dụng để tất toán khoản vay, nếu cần bạn cũng có thể yêu cầu ngân hàng làm văn bản xác nhận về việc đã hoàn trả nợ đã quá hạn và lý do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.
Các thông tin tình hình tín dụng của mọi khách hàng sẽ được hệ thống CIC cập nhật định kỳ hàng tháng. Chính vì thế sau 12 tháng trả hết nợ xấu, lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó cũng có một số ngân hàng vẫn chấp nhận khách hàng có lịch sử nợ xấu với điều kiện nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do lý do khách quan, tình hình tài chính vẫn ổn định.
Nếu như bạn rơi vào nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 thì ngân hàng sẽ KHÔNG CHO VAY dưới bất cứ hình thức nào. Thời gian theo quy định về xóa nợ xấu là sau 5 năm. Bạn phải đợi đến 05 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường và được xét duyệt vay vốn.
Dịch vụ xóa nợ xấu ngân hàng trên mạng có tin được không?
Hiện nay rất nhiều khách hàng tìm đến các dịch vụ xóa nợ xấu ngân hàng trên mạng, tuy nhiên khách hàng cần phải biết rằng những dịch vụ này không thể xóa nợ xấu được bạn mà chỉ là hình thức lừa đảo khách hàng.
Những dịch vụ này lợi dụng sự nôn nóng của khách hàng cần xóa nợ xấu để vay ngân hàng chính vì thế khách hàng nên cẩn thận kẻo mất tiền oan. Thường những dịch vụ xóa nợ xấu trên có giá “trên trời” từ vài chục triệu cho đến vài trăm triệu để xóa được nợ xấu trên CIC.
Khách hàng không nên quá đặt niềm tin vào những dịch vụ này, bởi vì số tiền để xóa nợ xấu quá cao. Thường những dịch vụ này sẽ thu tiền của bạn trước và không có gì sẽ cam kết trả lại số tiền mà bạn đã thanh toán cho bên dịch vụ đó. Họ không xóa được cũng sẽ không trả lại cho tiền bạn được, chính vì thế hãy cảnh giác với những dịch vụ này.
Những lời khuyên để tránh bị nợ xấu ngân hàng
Trước khi tiến hành vay vốn bạn cần cân nhắc về lãi suất vay và tính lãi suất vay. Sau đó đánh giá mức thu nhập và khả năng chi trả cho khoản vay của mình, từ đó bạn mới quyết định có nên vay hay không.
Đặc biệt, với những khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế thì cần phải lưu ý hơn, không chi tiêu mất kiểm soát dẫn đến tình trạng không thể chi trả lại tiền cho ngân hàng.
Hãy chủ động trả hết nợ và không bao giờ sử dụng quá khả năng thanh toán trong tháng. Và không nên mua vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ để bảo đảm điểm tín dụng tốt.
Đừng cố gắng đi vay khi bạn biết rằng lịch sử tín dụng của bạn trong 02 năm gần đây không tốt.
Như vậy để xóa nợ xấu ngân hàng thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là phải hoàn thành trả nợ hết các khoản vay cả gốc và lãi trước đó. Trong các trường hợp cụ thể nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn và cần tư vấn thêm về việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.